Những cách sắp xếp bàn thờ gia tiên theo đúng thứ tự
Bàn thờ gia tiên được xem là nơi linh thiêng nhất, là nơi để con cháu tưởng nhớ về tổ tiên cũng như những người quá cố. Đây cũng chính là nơi để người cõi dương liên hệ và cầu mong người đã yên nghỉ phù hộ, độ trì để gia đình luôn luôn bình an, may mắn và tấn tài tấn lộc.
Bàn thờ gia tiên đẹp
Ngoài việc gia chủ thành tâm cúng khấn thì vấn đề về bày trí bằng thờ gia tiên sao cho đúng cách và phải đảm bảo rằng hợp phong thủy luôn là điều kiện đặt lên hàng đầu.
Việc thờ cúng ông và tổ tiên là một nét văn hoá truyền thống của người Việt Nam ta đã được hình thành và nối tiếp qua rất nhiều thế hệ. Từ ông bà tổ tiên đến đời con cháu đều luôn một lòng thành kính nhang khói cho các cụ. Điều này mang nhiều ta nghĩa tốt đẹp mà đời con cháu dành cho tổ tiên và những người đã khuất. Trên bàn thờ ngòi bát hương và đồ cúng ra thì còn có thêm hoa quả và nhiều đồ cúng khác nhau.
Cách bày trí bàn thờ gia tiên
Cách bày trí bàn thờ ở mỗi vùng miền, mỗi gia đình là khác nhau và tuỳ thuộc vào tín ngưỡng hoặc điều kiện kinh tế mà cách này trí cũng khác nhau rất nhiều.
Nếu như bàn thờ gia tiên có kích thước lớn thì sẽ bày được nhiều đồ thờ cúng hơn và ngược lại, nếu bằng thờ gia tiên nhỏ thì sẽ bày trí được ít đồ thờ cúng tổ tiên hơn. Bàn thờ có thể có nhiều lọại đồ thờ cũng nhưng nhất định không thể thiếu ấn hương, bộ bát hương thờ tổ tiên, những người đã khuất với mong muốn được các cụ phù hộ, soi sáng đường lối giúp gia chủ hạnh phúc và làm ăn được suôn sẻ thuận lợi.
Bài trí bàn thờ gia tiên phù hợp
Bát hương chính là nơi cư ngụ của các vị thần thánh, tổ tiên vì vậy đây là vật phẩm quan trọng nhất không thể thiếu trên bàn thờ. Theo quan niệm của những người đi trước truyền lại rằng thờ phật và gia tiên có thể thở chung một lọai bát hương. Một bát hương để thờ thần, có nhiều vị thần mà được con cháu thờ tự như thổ công, thần tài, thần phúc, thần lộc và thần thọ. Và một bát hương nữa để thờ bà cô Tổ, đây là vị cô ở giữa thần và gia tiên. Chính vì vậy khi sắp xếp bàn thờ gia tiên cần phải có ba bát hương thì mới đủ chỗ để thờ hết các vị thần tiên để phù hộ cho gia đình.
Cách làm cơm cúng đúng lễ nghi
Trong các dịp lễ tết hay ngày giỗ của ông bà, gia chủ sẽ cúng cơm để mời tổ tiên về cùng hưởng. Những ngày quan trọng như vậy không thể thiếu bộ bát cúng cơm.
Nhưng ngày này thì gia chủ sẽ chuẩn bị một mâm cơm với đầy đủ bát cơm cúng, thịt và canh và nước mắm để chấm. Khi sắp xếp đồ cúng lên bàn thờ gia tiên rồi thì gia chủ sẽ bắt đầu khấn. Tùy vào ngày cúng là ngày lễ hay ngày giỗ mà gia chủ sẽ cúng với những bài cúng có nội dung khác nhau.
Gia chủ sẽ thắp hương và bắt đầu khấn, khi chuẩn bị khấn thì gia chủ phải mặc quần áo chỉnh tề, tuyệt đối không được mặc quần đùi áo cộc hay những bộ quần áo không nghiêm túc. Sau khi khấn xong sẽ phải đợi hương cháy hết cũng là lúc các cụ dùng bữa xong, gia chủ lúc này có thể mang đồ cúng xuống để ăn.
Vào những ngày giỗ của người đã khuất thì gia chủ nhất định phải mua những đồ hàng mã như quần, áo, giày, dép, mũ, nón hay nhà của xe cộ điện thoại để khi hết hương sẽ hoá cho các cụ lấy đồ dùng. Đèn thờ thường sẽ là đèn cầy hoặc nến, ngày nay với sự phát triển của đồ điện thì nến hay đèn cầy đã được thay thế bằng đèn điện có ánh màu vàng hoặc đỏ tại cảm giác ấm cúng cho bằng thờ gia tiên. Mỗi khi gia chủ thắp hương thì sẽ phải bật đèn để các cụ có thể thấy đường để có thể về sum họp và phù hộ cho gia đình. Sau khi hương cháy hết có thể tắt đèn đi.
Nhưng trong những ngày tết thì hương và đèn sẽ được thắp trong suốt ba ngày tết. Bắt đầu từ khi vào tết đến khi ra tết thì sẽ tắt đèn và không châm hương nữa.
Trên đây là cách bày trí bát hương trên ban thờ sao cho hợp phong thủy và cách thắp thờ cúng vào các ngày khác nhau hi vọng sẽ giúp ích được cho bạn.
Nhận xét
Đăng nhận xét