Cách bày mâm ngũ quả đẹp theo phong thủy
Cách bày mâm ngũ quả đẹp còn tùy theo từng vùng miền với những đặc trưng về khí hậu, trái cây và phong tục riêng. Cách lựa chọn các loại hoa quả khác nhau để bày mâm ngũ trên bàn thờ gia tiên quả sẽ tùy thuộc vào từng vùng nhưng đều có ý nghĩa tốt đẹp. Mâm quả thể hiện được lòng thành kính của thế hệ con cháu đến với tổ tiên của mình.
Theo truyền thuyết duy vật có từ xa xưa thì tất cả mọi vật đều được tạo được từ 5 yếu tố khác nhau như : kim loại (kim), gỗ (mộc), nước (thủy), lửa (hỏa) và đất (thổ) – gọi là ngũ hành. Với kim là màu trắng, mộc màu xanh, thủy màu đen, hỏa màu đỏ, thổ màu vàng. Chính vì thế tục thờ cúng mâm ngũ quả bắt nguồn từ tư tưởng này.
Bày mâm ngũ quả theo phong thủy
Ngũ ở đây là 5 là biểu tượng chung của sự sống, quả là biểu tượng thể hiện sự sung túc thông qua cấu tạo của nó. Trong quả có chứa hạt tượng trưng cho sao, quả bao quanh vũ trụ, ý nghĩa là sự sinh sôi cũng như trường tồn bất diện của sự sống.
Ngũ quả thể hiện sự tập trung của các loại trái cây trong đất trời. Ông cha ta chọn ra 5 trái cây cúng trong đêm giao thừa với tâm ý : Những sản vật này được làm từ công sức, mồ hôi, cũng như nước mắt của người lao động, dâng lên đất trời, thần thánh trong giờ phút linh thiêng của vũ trụ vạn vật sinh tồn. Tư tưởng cũng như hình ảnh ấy đã đi sâu vào tiềm thức của người Việt từ xưa tới nay.
Miền Bắc:
Người miền Bắc bày mâm ngũ quả dựa theo thuyết ngũ hành vạn vật dung hòa cùng trời đất. Vì vậy, mâm ngũ quả vào ngày tết cổ truyền phối theo năm màu tương ứng với ngũ hành là màu trắng – Kim, màu xanh – Mộc, màu đen – Thủy, màu vàng – Thổ.
Mâm ngũ quả miền Bắc
Cách bày trí xen kẽ đẹp mắt, hợp phong thủy quả to nặng dưới cùng, đỡ quả mềm, nhỏ phía trên. Các loại quả thường là chuối (màu xanh), bưởi, phật thủ (màu vàng), hồng, táo, cam, quýt (màu cam, đỏ, hồng), nho, mận, hồng xiêm (màu đen). Chuối dưới cùng ngửa lên ôm bao bọc các loại quả còn lại.
Miền Trung:
Người dân miền Trung không câu nệ hình thức, sử dụng các loại quả có sẵn tại địa phương như thanh long, chuối, dưa hấu, mãng cầu, dứa, sung, cam, quýt,… Sở dĩ như vậy cũng là do một phần vùng miền này có khí hậu khắc nghiệt.
Mâm ngũ quả miền Trung
Miền Nam:
Người miền Nam bày trí theo quan niệm “cầu sung vừa đủ xài” tương ứng với mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài. Ngoài ra, người miền Nam chưng một cặp dưa hấu dán giấy đỏ, hoặc cầu kỳ hơn là khắc chữ thư pháp lên bề mặt dưa như Phúc, Lộc, Vạn Sự Như Ý.
Mâm ngũ quả miền nam
Mâm ngũ quả đẹp trước tiên các loại quả tươi mới nhất, vỏ quả láng sáng màu bóng, không trầy xước thâm đen dập nát. Tùy theo từng vùng có sự lựa chọn quả đặc trưng riêng. Nhưng dù khác nhau, mâm ngũ quả vẫn mang ý nghĩa:
- Tỏ lòng biết ơn với tổ tiên, nguồn cội, nhớ ơn sinh thành
- Dưỡng dục cho thế hệ sau hưởng thành quả
- Gửi gắm mong ước hạnh phúc, An Khang, thịnh vượng.
Nhận xét
Đăng nhận xét