Tìm hiểu nguyên nhân luôn phải đặt bàn thờ Thần tài dưới đất
Các cá nhân, tổ chức khi kinh doanh đều có bàn thờ Thần Tài để cầu xin ngài phù hộ cho việc làm ăn trong năm khởi sắc và việc kinh doanh, buôn bán được phát đạt hơn.
1. Lý do luôn phải đặt bàn thờ Thần Tài dưới đất
Lý giải về lý do đặt bàn thờ Thần Tài dưới đất, nhà nghiên cứu văn giá, PGS.TS Nguyễn Thanh Tú cho biết: Việc đặt bàn thờ Thần Tài dưới đất trước đó là để phân biệt không gian nơi thờ cúng tổ tiên với không gian nơi thờ cúng Thần Tài. Không gian cúng tổ tiên phải được đặt ở trên cao, Thần Tài theo thuyết Thiên - Địa - Nhân là “ nở ra” từ dưới đất.
Bàn thờ Thần Tài luôn phải đặt dưới đất
Thứ hai là theo sự tích Thần tài bị đánh đuổi, trốn vào góc nhà. Hiện nay, bàn Thờ Thần Tài thường được đặt ở chân cầu thang hoặc gầm cầu thang, mà không cần phải theo hướng gì.
Đặc biệt, nhà nghiên cứu còn nhấn mạnh rằng bàn thờ Thần Tài - Ông Địa tuy đặt dưới đất, nhưng các vị này đều rất ưa chuộng sự sạch sẽ, sáng sủa. Do vậy, gia chủ phải giữ cho các vị thần thật sạch sẽ bằng cách tắm rửa, lau dọn bàn thờ thường xuyên thì mới mong may mắn, tiền tài sẽ đến với gia đình, doanh nghiệp mình.
Đây là điều rất quan trọng mà ai đang thờ cúng Thần Tài cũng đều phải ghi nhớ.
2. Vị trí đặt Thần Tài, Ông Địa trên bàn thờ Thần Tài
2.1. Vị trí
Vị trí tốt nhất để đặt Thần Tài, Ông Địa trên bàn thờ đó là vị trí hợp với mệnh của gia chủ hoặc theo dòng khí hướng vào nhà. Hai địa điểm có thể lựa chọn để đặt bàn thờ Thần Tài là các cung Thiên Lộc và Quý nhân, nó sẽ hỗ trợ cho gia đình làm ăn phát tài.
Khi đặt bàn thờ Thần Tài phải chú ý phía sau bàn thờ, đặt ở vị trí có chỗ dựa vững chắc, tránh đặt gần thùng rác, nhà vệ sinh, nhà bếp để tránh ô uế, cũng không nên đặt ở góc khuất kẻo hạn chế tiếp đón tài lộc vào nhà.
Sau khi đặt bàn thờ Thần Tài ở vị trí tố nhất, gia chủ nên lưu ý sắp xếp mọi thứ trên ban thờ sao cho đúng nhất, đặc biệt là chỗ ngồi của Thần Tài và mọi thứ xung quanh 2 ông.
2.2. Tượng Thần Tài, Ông Địa
Tượng Thần Tài, Ông Địa được làm từ sứ, có vị trí sắp xếp như sau: Nhìn từ ngoài vào thì bên trái là ông Thần Tài, bên phải là Ông Địa. Chú ý, sau khi thỉnh Thần Tài, Ông Địa cần dán nhãn chữ nho ở sau lưng bàn thờ.
2.3. Bát nhang
Ở chính giữa ban thờ sẽ đặt một bát hương. Tuy nhiên, trước đó cần phải thực hiện một số thủ tục nhất định:
Sau khi mua bát hương về phải rửa thật sạch sẽ rồi dùng rượu gừng để tẩy uế.
Mỗi bát hương đều phải có cốt bao gồm tro trấu hoặc cát trắng tinh khiết và một túi gồm có thiết vàng, thiết bạc, thạch anh, ngọc, mã não, xà cừ và san hô đỏ.
Gia chủ lưu ý có thể dán cố định bát hương để tránh bị đổ khi lau dọn.
2.4. Hũ muối, hũ gạo,…
Giữa Thần Tài, Ông Địa sẽ được bày 3 hũ nhỏ đựng: Gạo, muối, nước. Những hũ này sẽ được thay đổi khi đến cuối năm.
Lọ hoa tươi và đĩa hoa quả sẽ được đặt như sau: Đặt lọ hoa bên tay phải, đĩa hoa quả bên tay trái theo hướng nhìn từ phía ngoài vào.
Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp cho quý vị được phần nào trong việc hiểu về thờ cúng Thần Tài, Ông Địa và cách bày trí bàn thờ thần tài đúng để thu hút tài lộc cho mình.
Nhận xét
Đăng nhận xét