Những điều tối kị khi bài trí đồ thờ ngày tết trong mỗi gia đình

 Nhiều gia đình vì để tỏ lòng biết ơn ông bà, bố mẹ những người đã khuất họ bày lên ban thờ rất nhiều đồ lễ, những của ngon vật lạ ở trên đời để cúng, hoặc trưng bày một số đồ vật vô cùng có giá trị trên bàn thờ gia tiên, nhưng theo các chuyên gia phong thủy thì điều này thực sự không cần thiết. Nhiều người còn lầm tưởng bày bàn thờ càng đẹp, càng đầy đủ thì con cháu càng có lộc. Nhưng thực chất bàn thờ gia tiên là nơi thờ cúng gia tiên chứ không phải là nơi phô trương vì vậy chúng ta nên bày biện vừa đủ tạo nên một không gian linh thiêng, ấm cúng là được.

Theo các chuyên gia phong thủy chỉ cần bài trí một mâm ngũ quả đẹp và một cặp bánh chưng là được. Những lễ vật đấy phải chứa cả các yếu tố âm dương, ngũ hành và mang đậm nét văn hóa Việt Nam.

Cần tách riêng  bàn thờ Phật, bàn thờ Mẫu, bàn thờ gia tiên

Không nên thờ chung tất cả Phật, Mẫu và tổ tiên trên một bàn thờ. Trong đó bàn thờ gia tiên để thấp hơn và tách biệt hẳn ra. Đồ lễ cúng xong nên hạ xuống để thụ lộc không nên để lâu trên bàn thờ ngày này qua ngày khác, riêng tết có thể để đồ đến ngày mùng 5.

Điều cấm kị mà nhiều người mắc phải đó là: thờ đồ giả như hoa giả, quả giả, hoặc những thứ không liên quan đến đồ thờ cúng.

Bên cạnh đó bàn thờ là nơi vô cùng linh thiêng, nên chỉ được bày những thứ sạch sẽ, tinh khiết, như hương hoa, oản, ... cần một chiếc bàn đặt ở phía dưới để cúng đồ mặn.

 

Bài trí bàn thờ gia tiên hợp phong thủy

 

Bốc bát hương và tỉa chân hương

Sau khi tiễn ông táo về trời các gia đình thường tiến hành sang sửa bát hương, tỉa bớt chân hương. Khi thực hiện nên thành tâm, nghiêm túc, thể hiện lòng thành kính đối với những người đã khuất, khi bắt đầu người dọn dẹp bàn thờ phải tắm rửa sạch sẽ, để thắp hương xin phép gia tiên.

Khi tỉa bớt chân hương gia chủ nên để lại ít chân hương nên để số lẻ, sau đó hóa đi và đem đổ xuống sông tuyệt đối không vứt vào thùng rác, nơi bẩn thỉu.

Khi vệ sinh bát hương thì cần dùng rượu gừng hay khăn gạc sạch để lau từ miệng bát hương trở xuống.

Không được xê dịch vị trí của bát hương, nếu cho thêm cho vào cần cách miệng bát hương 1 – 2 cm, khi đã hoàn thành các công đoạn thì thắp hương mời ông bà, ông vải về.

 

Bài trí bàn thờ gia tiên nên hài hòa giữa 2 yếu tố 
âm dương

Bài trí bàn thờ gia tiên nên hài hòa giữa 2 yếu tố âm dương

 

Các bước bốc lại bát hương trên bàn thờ gia tiên

  • Bước 1: lau sạch bát hương bằng rượu gừng rồi để khô.
  • Bước 2: nên có cốt tro đốt bằng rơm nếp có bán tại các cửa hàng vàng mã và nếu có các vật bằng đá quý thì bỏ vào.
    • Không nên cho bùa chú gì vào bát hương gây ra trường khí âm bất lợi.
  • Bước 3: rửa tay sạch sẽ để bốc bát hương, thông thường có 3 bát hương là bát thần linh, gia tiên và bà cô.
    • Nên bốc từng nắm một và xong nhớ để riêng ra để khỏi bị lẫn lộn.
  • Bước 4: bốc xong đặt bát hương lên bàn thờ, bát thần linh ở giữu, bát gia tiên bên bên phải, bà cô bên trái.
  • Bước 5: sắm hoa quả, bày lên bàn thờ cửa mở rộng mỗi bát thắp lên 3 nén hương nếu có chân hương cũ cắm vào 3 que.
  • Bước 6: khấn mời các cụ về với gia đình.

Với bài viết trên đây là những điều kiêng kị không nên làm trong bài trí bàn thờ gia tiên, các bạn đọc tham khảo để tránh đi nhé.

Các cụ ta có câu “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, nếu thực hiện tốt thì sẽ giúp chúng ta an tâm, cuộc sống hài hòa, may mắn.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Nhái đồng khô - đặc sản mồi nhậu

Một số điều cần biết về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam

Những đồ vật phong thủy nhất định phải có trên bàn thờ