Lập bàn thờ gia tiên khi chuyển đến nhà mới

Khi gia đình bạn xây cất và sinh sống ở một ngôi nhà mới hoặc chuyển nhà, mua chung cư… thì việc xắp đặt lại nội thất cần được chú ý, trong đó quang trọng nhất là vị trí đặt bàn thờ gia tiên.

Lập bàn thờ gia tiên khi chuyển đến nhà mới

Khi gia đình bạn xây cất và sinh sống ở một ngôi nhà mới hoặc chuyển nhà, mua chung cư… thì việc xắp đặt lại nội thất cần được chú ý, trong đó quang trọng nhất là vị trí bàn thờ. Bàn thờ mới tại tân gia cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng chúng tôi đi đến cuối bài viết để nắm được một cách rõ ràng nhất.
Bàn thờ gia tiên

Chuẩn bị bàn thờ mới

Chuẩn bị bàn thờ mới hoặc dùng lại bàn thờ ở nhà cũ, nếu bỏ bàn thờ cũ đi cần phải làm lễ để xin các cụ cho phép rồi mới mua bàn thờ mới. Bàn thờ có nhiều loại khác nhau, sập thờ, án gian thờ, tủ thờ, bàn thờ hiện đại… làm từ nhiều chất liệu gỗ khác nhau như gỗ mít, gỗ gụ, gỗ sồi… bạn có thể tùy thuộc vào sở thích và tổng thể căn phòng để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất.

Khám thờ/ Ngai thờ

Khám thờ
Nơi sát vách tường đặt một ngai cao, có bài vị của Cửu Huyền Thất Tổ hoặc bài vị của Cụ cao nhất trên bàn thờ gia tiên . Còn Khám Thờ là vật có cánh cửa đóng vào mở ra đặt bên trong là linh vị của tổ tiên, ngay chính giữa khám thờ viết hai chữ “Thần Chủ”.

Ảnh thờ

Khung ảnh thờ
Ảnh thờ trên bàn thờ gia tiên luôn phải được đặt theo nguyên tắc Nam Tả, Nữ Hữu tức là ảnh cụ ông ở bên trái còn ảnh cụ bà đặt phía bên phải theo hướng chủ tọa, là hướng từ trong bàn thờ nhìn ra.

Bát hương

Bát hương là vị trí được coi là trung tâm trên bàn thờ, là nơi linh hồn tổ tiên cư ngụ. Có nhiều cách khác nhau để đặt bát hương trên bàn thờ, theo cổ lễ, số lượng bát hương ứng với các số lẻ như 1,3,5, phổ biến nhất là bàn thờ có 3 bát hương thờ lần lượt là bà cô ông mãnh, thờ thần linh và thờ gia tiên. Bát hương trên bàn thờ gia tiên cấm kỵ sử dụng màu vàng vì đó chỉ dành cho vua chúa thờ quân, các vị có chức tước trong hoàng tộc ngày xưa. Trong bát hương có một mẩu giấy hoặc vải để làm cốt có ghi tên tuổi, năm mất, nơi mất của người được thờ phụng, có thể cắm một qur trụ vào bát hương để cắm hương vòng.

Đèn Thái Cực và đèn Lưỡng Nghi

Đèn Thái Cực đặt chính giữa ngay dưới chân khám thờ, ánh sáng trong đèn Thái Cực phải luôn sáng không được tắt. Đôi chân nến hoặc cặp đèn lưỡng nghi đặt hai bên thể hiện cho Thái Cực sinh Lưỡng Nghi, từ phía bàn thờ nhìn ra, đèn bên trái tượng trung cho mặt trời, bên phải tượng trưng cho mặt trăng, khi cúng xong thì tắt.

Bình hoa, đĩa quả

Được đặt theo nguyên tắc Đông bình, Tây quả, bình thì cắm hoa tươi, quả có đủ ngũ sắc (ngũ quả). Lý do được cho là vì ngày xưa bàn thờ đặt ở gian giữa, bình hoa phía Đông đón gió đưa mùi thơm đi khắp nhà còn phía Tây đặt hoa quả để thuận tay cho các cụ có thể dùng. Ngoài ra còn có ba chén nước để đặt nước tinh khiết mỗi khi cúng giỗ.
Trên đây là những gì một bàn thờ ở nhà mới của bạn cần để quá trình thờ cúng thật thuận lợi và mang lại nhiều may mắn. Nếu có nhu cầu sở hữu sản phẩm bàn thờ gia tiên chất lượng, hãy liên hệ với chúng tôi để nhận được những tư vấn chi tiết và tận tình nhất.
SHOWROOM HÀ NỘI (TRỤ SỞ CHÍNH)
Địa chỉ: Số 325 Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội.
ĐT: 0983.272.191–0912.215.345
Email: hoangminh2891@gmail.com
HÀ NỘI (CƠ SỞ 2)
Địa chỉ: Số 657 Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội.
ĐT: 0983.272.191–0912.215.345
Email: hoangminh2891@gmail.com

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Nhái đồng khô - đặc sản mồi nhậu

Một số điều cần biết về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam

Những đồ vật phong thủy nhất định phải có trên bàn thờ